Một hình ảnh không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền Việt Nam chính là những khay đựng mứt, hạt. Ngày Tết, hầu như gia đình nào cũng bày trên bàn khách của mình đủ loại bánh kẹo, mứt Tết.
Trước là để đãi khách đến chơi, sau là để cả nhà cùng quây quần bên nhau thưởng thức. Người ta còn cho rằng mức độ thịnh vượng, phú quý của một ngôi nhà thông qua khay mứt, hạt được trưng vào ngày Tết của gia đình ấy. Một khay mứt Tết không chỉ thơm ngon bởi hình thức bên ngoài mà mỗi một loại mứt đều mang một ý nghĩa khác nhau. Nhiều loại mứt được bày trên cùng 1 khay còn có ý nghĩa mong muốn sự hòa hợp, sum họp đoàn viên.
Cùng MoMo tìm hiểu ý nghĩa sâu xa của những loại mứt xuất hiện trong khay mứt của người Việt Nam ngày Tết cổ truyền nha.
Một khay mứt Tết truyền thống và cơ bản của người Việt Nam luôn đầy đủ hạt dư, mứt sen, quất, gừng, táo, đậu phộng … tương ứng với chua, cay, ngọt, bùi như đặc trưng cho hương vị cuộc sống cũng như thể hiện khí trời của bốn mùa trong một năm vậy.
Hạt dưa màu đỏ mang lại may mắn và niềm vui
Bạn có biết chính vẻ bề ngoài mang màu đỏ của Hạt dưa đã khiến cho nó được người người nhà nhà luôn trưng bày vào dịp Tết. Người Việt Nam tin rằng, sắc đỏ của Hạt dưa tượng trung cho sự may mắn, niềm vui và tài lộc trong những ngày đầu năm.
Hạt dưa – một loại hạt “quốc dân” – luôn xuất hiện trong mọi khay mứt, bánh kẹo ngày Tết của người Việt Nam.
Hạt dưa không chỉ là món ăn vui miệng mà nó còn phòng chữa nhiều bệnh, chứa nhiều dinh dưỡng quý. Ăn hạt dưa thường xuyên giúp tăng cường trí nhớ và chức năng não – thần kinh, phục hồi nhanh sức hoạt động của tế bào não.
Ý nghĩa mứt hạt sen “năm mới sum họp, con cháu đầy nhà”
Vị thanh mát, bùi bùi của mứt hạt sen đem đến cho người thưởng thức thích thú nơi đầu lưỡi. Những tín đồ của đồ ngọt chắc chắn là mê tít loại hạt sen này bởi hương vị đặc biệt của nó. Không chỉ mang hương vị độc đáo, bổ dưỡng mà mứt hạt sen có ý nghĩa một năm mới sum họp, con cháu đầy nhà.
Mứt dừa “gia đình quây quần, sum vầy, hạnh phúc”
Mứt dừa là một loại món ngon cổ truyền và được nhiều người lựa chọn trong khay mứt Tết mỗi độ xuân về. Mứt dừa đặc trưng ở vị thơm ngọt và màu sắc của nó. Loại mứt này rất đa dạng và thú vị nhờ các cách làm khác nhau tùy theo sở thích của từng người. Vào những ngày đầu xuân họp mặt, nhâm nhi mứt dừa thơm ngon, ngọt bùi, cùng thưởng thức tách trà nồng nàn, tất cả hòa quyện vào nhau tạo nên không khí ấm áp trong gia đình, thắt chặt tình bằng hữu.
Mứt dừa là một loại món ngon cổ truyền và được nhiều người lựa chọn trong khay mứt Tết mỗi độ xuân về. Mứt dừa đặc trưng ở vị thơm ngọt và màu sắc của nó.
Ý nghĩa mứt gừng “mang cuộc sống đầm ấm, hạnh phúc”
Mứt gừng được ưa thích bởi hương vị thơm ngon đặc trưng và vị nồng ấm. Vì thế mức gừng có ý nghĩa cho một cuộc sống đầm ấm, hạnh phúc trong năm mới. Hơn nữa, đây là loại mứt rất tốt cho sức khỏe, có tác dụng làm ấm người, kích thích tiêu hóa, giải độc, chống nôn mửa, bụng đầy trướng, đau bụng do ăn uống không điều độ.
Tết về, chúng mình lại được dịp ăn uống thả ga. Nếu bạn bị đầy bụng, khó tiêu do ăn nhiều thức ăn nhiều dầu, mỡ thì đừng quên “nhâm nhi” một miếng mứt gừng và uống trà nóng để ấm bụng nhé.
Kẹo hay mứt kẹo dẻo mang đến một năm ngọt ngào
Ông bà ta luôn tinh tế khi cho những viên kẹo, mứt kẹo ngọt vò khay mứt ngày Tết. Những viên kẹo, mứt kẹo dẻo xuất hiện với ý nghĩa mong muốn một năm mới thật ngọt ngào, tràn đầy tình yêu thương.
Hạt Phộng Lạc – biểu tượng của sự trường thọ
Lạc hay còn gọi là đậu phộng được mệnh danh là “hạt trường thọ”. Nếu bạn hường xuyên ăn đậu phộng một cách có chế độ khoa học và điều độ, hạt đầu phộng có thể giúp bạn bồi bổ sức khỏe tốt.
Lạc/ đậu phộng cũng “có mặt” trong khay mứt ngày Tết với ý nghĩa cầu chúc sức khỏe, trường thọ.
Lạc/ đậu phộng cũng như các loại hạt nổi lên như món ăn vặt lành mạnh và cân bằng dinh dưỡng tương đương với trái cây trong dịp lễ hội mừng năm mới truyền thống của người Việt. Các loại hạt này lâu nay được xem là những món ăn chơi vui miệng. Nhưng thực ra chúng đã góp phần dinh dưỡng quan trọng đối với sức khoẻ để phòng chữa nhiều bệnh do chúng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng quý.
Mứt bí “cầu mong sức khỏe tốt và sự phát triển”
Nó được xem là món ăn vặt giòn, ngon, thơm phức mùi bí đao không chỉ đẹp mắt mà còn hấp dẫn bạn bởi công dụng thanh nhiệt của nó. Mứt bí còn là vị thuốc chữa bệnh có tác dụng lợi tiểu, giải khát, tiêu độc.
Đây là loại mứt duy nhất được dùng nhiều khi làm các loại bánh như bánh trung thu, bánh pía bởi công dụng của mứt bí có lợi cho sức khỏe người sử dụng.
Mứt quất/ mứt tắc: màu vàng thịnh vượng
Cây quất thường đơm hoa kết trái vào độ tháng 6 âm lịch. Lúc này, trái bắt đầu lớn dần, chín đúng vào dịp Tết và thường được dùng để làm mứt. Những chậu quất đầy trái vàng ươm được rất nhiều người chọn làm cây trưng trong nhà vào những ngày Tết để cầu mong cả năm làm ăn thịnh vượng và phát tài. Mứt quất hoàng kim với màu vàng sóng sánh đẹp mắt sẽ làm cho khay mứt nhà bạn nhiều màu sắc, rực rỡ hơn.
Vào những ngày đầu xuân tiết trời se lạnh, dùng một ít loại mứt này cùng trà nóng để làm ấm cơ thể, bạn sẽ tránh được bệnh cảm ho, cũng như được kích thích tiêu hoá và cảm thấy ngon miệng hơn.
Khi ngậm một miếng mứt quất vào miệng để thưởng thức, cái vị ngòn ngọt, the the, tê tê ngay từ khi chạm vào đầu lưỡi như tạo một cảm giác ấm nồng giữa tiết trời xuân se lạnh. Mứt quất có tác dụng kích thích tiêu hoá, làm ngon miệng, chữa ho.
Mứt Tết là một nét văn hóa ẩm thực ngày Tết của dân tộc. Các món mứt ở Nam Bộ có hương vị ngọt ngào. Một khay mứt Tết được bày đầy đủ tất cả các món để nhâm nhi, đầy đủ các loại mứt với nhiều màu sắc khác nhau, phong phú và đa dạng. Mứt tết có ý nghĩa dinh dưỡng, y học nếu biết cách ăn hợp lý và vừa phải.